Hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình thành phố Đà Nẵng
Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lập dự toán xây dựng công trình thành phố Đà Nẵng bằng phần mềm dự toán Eta. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tải đơn giá dự toán xây dựng công trình trên phần mềm Eta
Sau khi cài đặt phần mềm thành công ở lần đầu tiên sử dụng các bạn cần phải tải đơn giá của tỉnh thành mình cần sử dụng. Phần mềm Dự toán Eta cập nhật đầy đủ đơn giá của 63 tỉnh thành trong cả nước và các Định mức chuyên ngành như: Ngành Điện, Viễn Thông, Cây Xanh, Chiếu Sáng, Hầm Lò, Hải Đảo…. Các bạn xem hình sau đây để tải đơn giá của TP Đà nẵng về sử dụng nhé.
Bước 2: Chọn các phần đơn giá để sử dụng
Bước này rất quan trọng vì khi các bạn tải xong đơn giá Đà Nẵng nhưng lại không chọn các phần đơn giá để sử dụng thì việc lập dự toán xây dựng công trình có thể bị sai; hoặc có thể các bạn sẽ không tra ra mã hiệu công việc phù hợp. Như các ban đã biết UBND thành phố Đà Nẵng ban hành nhiều phần đơn giá qua nhiều thời gian khác nhau. Do đó khi chọn các phần đơn giá để sử dụng các bạn cần chú ý chọn đúng nhé.
Hiện tại TP Đà Nẵng đang áp dụng bộ đơn giá theo các Quyết định 9072; Quyết định 9073 và Quyết định 9074 ban hành ngày 29/12/2016. Các bạn cần tích chọn cả 03 phần đơn giá này. Ngoài ra các bạn có thể chọn thêm 02 phần đơn giá mà Eta đã tính toán riêng là Đơn giá theo Định mức 235, Định mức 236, Định mức 1264 và đơn giá theo Định mức 1149. Đây là các tập định mức mới nhưng chưa được UBND tp Đà nẵng ban hành đơn giá. Các bạn xem hình sau đây để chọn đơn giá sử dụng nhé.
Bước 3: Tìm mã hiệu công việc hoặc tên công việc
Sau khi hoàn thành 02 bước ở trên tiếp theo các bạn tiến hành nhập mã hiệu công việc; hoặc tìm kiếm tên công việc để đưa vào hồ sơ dự toán xây dựng công trình của mình. Để nhập mã công việc các bạn để trỏ chuột vào ô MSVC (mã số công việc) và tiến hành tìm theo 02 cách như sau:
Cách 1: Các bạn tìm công việc theo mã số công việc ví dụ: AG.11112, AB.11111, AA.11111….
Cách 2: Các bạn tìm theo tên công việc ví dụ: xây tường gạch hoặc đào đất….
Các bạn xem theo hình sau đây để thực hiện nhé
Bước 4: Nhập khối lượng dự toán
Nhập khối lượng dự toán xây dựng công trình phần mềm Eta sẽ có 03 cách để các bạn nhập như sau:
Cách 1: Nhập khối lượng đã tính toán vào ô Khối lượng tổng
Cách 2: Nhập khối lượng theo kiểu diễn giải chi tiết ở phía dưới mỗi công việc
Cách 3: Nhập khối lượng dự toán xây dựng công trình theo kiểu kích thước (dài x rộng x cao)
Các bạn vui lòng xem hình sau đây để biết cách nhập khối lượng vào hồ sơ dự toán công trình nhé.
Bước 5: Nhập giá vật liệu xây dựng theo công bố giá hàng tháng
Phần mềm Dự toán Eta cập nhật liên tục giá vật liệu xây dựng theo công bố hàng tháng; hoặc hàng quý mà liên sở Xây dựng – Tài chính công bố. Để nhập giá vật liệu xây dựng vào hồ sơ dự toán xây dựng công trình các bạn làm theo 02 cách như sau:
Cách 1: Nhập trực tiếp giá vật liệu xây dựng bằng tay vào cột Giá TB
Cách 2: Áp giá vật liệu xây dựng theo công bố giá mà phần mềm đã nhập sẵn. (với tính năng này phần mềm sẽ lắp một số giá vật liệu xây dựng cơ bản như: cát, đá, xi măng, sắt thép….) các bạn xem hình sau đây để thực hiện việc lắp giá vật liệu nhé. Xem hướng dẫn chi tiết cách lắp giá vật liệu xây dựng vào file dự toán bạn xem (tại đây)
Bước 6: Tính cước vận chuyển ô tô (nếu có)
Nếu công trình của bạn được tính thêm cước vận chuyển ô tô thì bạn vui lòng xem hướng dẫn tính cước vận chuyển bằng phương tiện ô tô (tại đây)
Bước 7: Điều chỉnh chi phí nhân công
Tại bước này các bạn cần điều chỉnh chi phí nhân công theo Thông báo 107/TB-UBND ngày 15/7/2016. Để xác định chi phí nhân công khi lập dự toán xây dựng công trình bạn vui lòng thực hiện theo hình sau đây nhé.
Bước 8: Điều chi phí ca máy thi công
Có 02 cách để bạn có thể điêu chỉnh chi phí máy thi công như sau:
Cách 1: Tính bù giá nhiên liệu (xăng, dầu, điện) giá gốc so với giá hiện tại lập dự toán. Các bạn xem hướng dẫn tính bù giá nhiên liệu cho cá máy (tại đây)
Cách 2: Tính trực tiếp giá ca máy phần mềm sẽ phân tích chi tiết các thành phần hao phí của ca máy theo Quyết định 1134/QĐ-BXD. Sau đó các bạn điều chỉnh chi phí nhiên liệu và chi phí thợ điều khiển máy để tính ra chi phí cho một ca máy làm việc tại thời điểm lập dự toán. Các bạn xem hình sau đây để thực hiện nhé.
Bước 9: Xem và điều chỉnh hồ sơ dự thầu công trình
Tại bước này các bạn xem đơn giá chi tiết (chiết tính) và đơn giá tổng hợp (đơn giá dự thầu). Tại Sheet Chiết tính bạn có thể tích chọn để loại bỏ một trong các loại chi phí như: loại bỏ vật liệu, nhân công, máy thi công theo ý muốn.
Bước 10: Chọn mẫu THKP Hạng mục (tổng hợp kinh phí hạng mục công trình)
Mặc định phần mềm sẽ chọn mẫu THKP Hạng mục công trình theo Nghị định 68/2019/NĐ-CP tuy nhiên tùy vào công trình của bạn lập tại thời điểm nào hoặc tỉnh thành phố của bạn có hướng dẫn riêng thì bạn chọn mẫu THKP Hạng mục công trình cũng như điều chỉnh các hệ số cho phù hợp nhé. Bạn vui lòng xem hình sau để chọn mẫu THKP Hạng mục công trình nhé.
Bước 11: Xem và in bảng phần tích vật tư
Tại bước này các bạn xem và in sheet phân tích vật tư theo ý muốn. Sheet này phần mềm chạy hoàn toàn tự động do đó các bạn không phải thao tác gì cả.
Bước 12: Xuất file dự toán công trình ra Excel
Sau khi hoàn thành file dự toán xây dựng công trình để các đơn vị liên quan đọc và xem được file dự toán thì bạn cần phải xuất file dự toán ra Excel nhé. Bạn vui lòng xem hình sau đây để thực hiện việc xuất Excel hồ sơ dự toán nhé.
Bước 13: Nhập file dự toán từ Excel vào phần mềm
Nếu chủ đầu tư hoặc các đơn vị liên quan gửi cho bạn File dự toán bằng Excel thì bạn vui lòng thực hiện theo hướng dẫn (tại đây) để lấy file Excel vào phần mềm dự toán Eta nhé. (chú ý: mọi file Excel dự toán phần mềm eta đều lấy được bạn nhé)
Bước 14: In ấn hồ sơ dự toán công trình
Bước cuối cùng của quá trình lập dự toán xây dựng công trình là in ấn hồ sơ. Phần mềm Eta tự động căn chỉnh tất cả các bảng biểu in rồi. Bạn in Sheet nào thì chỉ cần Click chuột vào Sheet đó và Click vào biểu tượng máy in để in hồ sơ. Hoặc bạn có thể dùng phím tắt là (Ctrl+P) để in nhé. Bạn vui lòng xem hình sau đây để tiến hành in nhé.
Các tính năng nâng cao của phần mềm Eta
1) Cách tạo công tác TT (tạm tính) – Xem tại đây
2) Cách đổi mác vữa, đổi xi măng PC sang xi măng PCB hoặc đổi bê tông thương phẩm – Xem tại đây
3) Cách xem thuyết minh của một công việc dự toán – Xem tại đây
4) Cách đổi nhóm nhân công từ nhóm 1 sang nhóm 2 – Xem tại đây
5) Cách tạo nhóm cho một nhóm công việc trong hồ sơ dự toán – Xem tại đây
Một số phím tắt hữu ích khi lập dự toán xây dựng công trình bạn nên nhớ.