Một số thay đổi quan trọng của Luật Đấu thầu theo Luật số 90/2025/QH15
Nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời kỳ đổi mới toàn diện cũng như thực hiện hóa quyết tâm chuyển mình theo các quyết sách của Đảng và nhà nước; Luật đấu thầu 2023 ban hành 23/6/2023 đã qua 2 lần sửa đổi liên tiếp tại Luật số 57/2024/QH15 và sau đó là Luật số 90/2025/QH15. Ở bài viết này, dự toán Eta sẽ cùng bạn tìm hiểu một số nội dung thay đổi quan trọng, đăng chú ý theo Luật số 90/2025/QH15.
Một số thay đổi quan trọng của Luật Đấu thầu theo Luật số 90/2025/QH15
1.Về đối tượng áp dụng Luật đấu thầu :
Bãi bỏ khoản 2 điều 1 của Luật đấu thầu
Nội dung đang chú ý đầu tiên đó là tại điểm b khoản 1 Điều 1 Luật số 90/2025/QH15; điểm này bãi bỏ khoản 2 Điều 1 của Luật đấu thầu 2023. Nội dung khoản 2 Điều 1 được bãi bỏ như sau :
Đánh giá : Với việc bãi bỏ khoản này; các doanh nghiệp nhà nước mà các dự án/gói thầu thuộc các nội dung nêu trên không thuộc phạm vi của Luật đấu thầu nữa; với các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị hoàn toàn có thể áp dụng theo Luật Đấu thầu hoặc áp dụng theo quy định riêng theo quy chế/quy định riêng của đơn vị ban hành.DNNN không sử dụng vốn ngân sách nhà nước được tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình. Đây là thay đổi rất lớn cho hoạt động mua sắm, đầu tư dự án của doanh nghiệp nhà nước.
2. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu :
Mở rộng đối tượng ưu đãi
Sửa đổi, bổ sung nhiều điểm, khoản liên quan đến Ưu đãi trong đấu thầu, theo hướng làm rõ hơn các đối tượng được ưu đãi và bổ sung đối tượng :
(1) Doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
(2) Trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.
(3) Doanh nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm công nghệ cao.
(4) Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
3. Hình thức chỉ định thầu :
Thay đổi theo hướng nguyên tắc hóa
Sửa đổi bổ sung Điều 23 về chỉ định thầu :
Đánh giá : Quy định 9 nhóm trường hợp được áp dụng chỉ định thầu dựa trên tính chất như: cấp bách, bí mật nhà nước, yêu cầu đặc thù, chỉ có một nhà thầu, cần đấy nhanh tiến độ, các lĩnh vực chiến lược… Hạn mức cụ thế sẽ do Chính phủ quy định.
4.Hình thức Chào giá cạnh tranh :
Sửa đổi bổ Sung điều 24 về chào hàng cạnh tranh như sau :
Đánh giá : Bỏ hạn mức 05 tỷ đồng và giao Chính phủ quy định hạn mức. Đặc biệt, hỗ sơ mời thầu; Không bắt buộc phải quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kính nghiệm của nhà thầu.
5.Bổ sung hình thức lựa chọn nhà thầu mới :
Thêm điểu 29a về đặt hàng
“Đặt hàng” là hình thức giao trực tiếp cho nhà thầu thực hiện các gói thầu đặc thù như sản phẩm, dịch vụ công ích, hàng hóa lĩnh vực chiến lược, nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm… (Điều 29a mới).
6.Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu :
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 40; Bỏ khoản 3
Nội dung khoản 3
Đánh giá : Chủ đầu tư tự tổ chức lập và phê duyệt KHLCNT trong mọi trường hợp. Bãi bỏ yêu cầu thẩm định KHLCNT.
7.Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu :
Sửa đổi bổ sung điều 43 Luật đấu thầu
Đánh giá : Gộp thành một quy trình chung gồm các công việc chính (chuẩn bị, tổ chức, đánh giá, thương thảo, phê duyệt, ký hợp đồng).
8.Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu:
Sửa đổi bổ sung điều 45
Đánh giá : Bãi bỏ các quy định về số ngày tối thiếu trong Luật. Giao Chính phủ quy định chi tiết về thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, giúp linh hoạt điều chỉnh theo tỉnh hình thực tế mà không cần sửa Luật.
9.Giải quyết kiến nghị :
Sửa đổi bổ sung Điều 89 và bãi bỏ Điều 90,91,92,93 :
Đánh giá : Bãi bỏ toàn bộ các điều khoản chi tiết về quy trình, điều kiện và Hội đồng tư vấn (Điều 90, 91, 92, 93). Giao toàn bộ việc quy định chi tiết về điều kiện, quy trình, và thành phần, hoạt động của Hội đồng giải quyết kiến nghị cho Chính phủ.
10.Trách nhiệm của Chủ đầu tư :
Sửa đổi bổ sung 1 số điểm của Điều 78
Đánh giá : Mở rộng và làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, bao gồm cả việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Nhấn mạnh và quy định cụ thể hơn trách nhiệm giải trình về tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu.