Xác định chi phí dự phòng trượt giá khi lập dự toán năm 2022
Chi phí dự phòng là một trong những nội dung của dự toán xây dựng, chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
Dự phòng trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình, thời gian thực hiện gói thầu, kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình.
Xác định chi phí dự phòng trượt giá khi lập dự toán năm 2022
Hiện tại, việc xác định chi phí dự phòng trượt giá được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021; phương pháp xác định sơ bộ tổng mức đầu tư. (Cụ thể mục 2.5 của Phụ lục này)
Theo đó, công thức xác định chi phí trượt giá được xác định như sau :
Trong đó:
– T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng, T>1 (năm);
– t: khoảng thời gian tương ứng (theo năm) theo kế hoạch dự kiến thực hiện dự án, t = 1÷T;
– Vt: vốn đầu tư trước dự phòng theo kế hoạch thực hiện trong năm thứ t;
– LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch trong năm thứ t;
– IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng), được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
+ T: số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq); T≥3;
+ In: chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn;
+ In+1: chỉ số giá xây dựng năm thứ (n+1);
– ±ΔIXDCT: mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo năm xây dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của năm đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia.
Để đơn giản, trong khuôn khổ bài viết này, ta chỉ xét đến trường hợp không có chi phí lãi vay của vốn đầu tư và ±ΔIXDCT.
Ta giả sử xác định chi phí dự phòng trượt giá của một công trình như sau :
Θ Công trình có vốn đầu tư 1.000.000 đồng ( 1 tỉ đồng ). Phân bổ vốn qua 2 năm 2022 và 2023 với tỉ lệ 50%-50%. Xác định chi phí dự phòng trượt giá
Biết chỉ số giá các năm trước đó lần lượt là
- Năm 2018 : 102%
- Năm 2019 : 103%
- Năm 2020 : 105%
- Năm 2021 : 107%
±ΔIXDCT =0
LVayt = 0
Δ Bước 1 : Xác định chỉ số trượt giá liên hoàn ( lấy chỉ số giá năm sau/chỉ số giá năm trước )
Năm 2019/2018 = 103%/102%= 1,009804
Năm 2020/2019 = 105%/103% = 1,019417
Năm 2021/2020 = 107%/105% = 1,019048
Δ Bước 2 : Xác định chỉ số giá bình quân qua từng năm :
Ta có chỉ số trượt giá bình quân từng năm sẽ là IXDCTbq= (1,009804 + 1,019417 + 1,019048 )/3 = 1.01609
Δ Bước 3 :Xác định chi phí trượt giá
I. Năm 2022: Vốn phân bổ 1.000.000.000 *50% = 500.000.000
II. Năm 2023: Vốn phân bổ 1.000.000.000 *50% = 500.000.000
Chi phí trượt giá là : Gdp2= (500.000.000* (1.01609¹ -1)+(500.000.000* (1.01609² -1) = 24.264.500
Tỉ lệ = 2,426%
Bạn có thể tham khảo file Excel tính dự phòng trượt giá tại đây
Trong quá trình áp dụng nếu gặp khó khăn, vướng mắc bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ:
Mobile – Zalo : 0916946336 ( Trịnh Đỗ )