Nghị định 112/2009/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Ngày 14 tháng 12 năm 2009 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 112/2009/NĐ-CP; về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức; cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên.
Khuyến khích các tổ chức; cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng ít hơn 30% vốn nhà nước áp dụng các quy định của Nghị định này.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; điều kiện năng lực; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư; chủ đầu tư; nhà thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; thanh toán; quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước; bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn hỗ trợ phát triển chính thức; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn đầu tư khác của Nhà nước.
Đối với các công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA); nếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo các quy định tại Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là quản lý chi phí) phải bảo đảm mục tiêu; hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
- Quản lý chi phí theo từng công trình; phù hợp với các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình; các bước thiết kế; loại nguồn vốn và các quy định của Nhà nước.
- Tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình phải được dự tính theo đúng phương pháp; đủ các khoản mục chi phí theo quy định và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình. Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý chi phí thông qua việc ban hành; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chi phí.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí; từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác; sử dụng.
- Những quy định tại Nghị định này và chi phí đầu tư xây dựng công trình; đã được người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của Nghị định này là cơ sở để các tổ chức; có chức năng thực hiện công tác thanh tra; kiểm tra; kiểm toán chi phí đầy tư xây dựng công trình.
Có thể bạn quan tâm:
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015; của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016; của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016; của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.